Ngành công tác xã hội là một ngành tương đối mới tại Việt Nam. Hệ thống đào tạo chưa nhiều, các phương tiện thông tin đại chúng cũng chưa thật sự đề cập đến ngành công tác xã hội nhiều. Nhiều câu hỏi được đặt ra: vậy hướng đi nào cho ngành công tác xã hội tại Việt Nam?
Sau bao chờ đợi: Việt Nam chính thức có ngày Công tác xã hội. Hướng đi nào cho ngành công tác xã hội tại Việt Nam? Ngành công tác xã hội tuy còn mới mẻ nhưng đây lại là ngành có nhiều tiềm năng, số lượng sinh viên ra trường hiện chỉ đáp ứng 40% nhu cầu. Trong tương lai gần khi Việt Nam phát triển thì cần khoảng 45000 lao động trong lĩnh vực này.Như vậy, ngành Công tác xã hội đang rất rất cần những người được đào tạo bài bản. Bài viết này sẽ giúp cho các bạn đang học và có ý định học Công tác xã hội hiểu một cách cụ thể nhất về những công việc, lĩnh vực ngành nghề mình có thể làm khi ra trường. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội, làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, văn hóa, xã hội, môi trường… hay làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xã hội.
Cử nhân ngành CTXH có thể cung ứng dịch vụ CTXH tại các cơ sở và tổ chức xã hội. Cụ thể hơn, sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm trong các cơ quan nhà nước như sở, phòng Lao động thương binh xã hội, cán bộ văn hóa xã hội (xã, phường); hội phụ nữ, đoàn thanh niên, nhân viên công tác xã hội trong trường học, bệnh viện, làm việc tại các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm cai nghiện, hoặc làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, các dự án phát triển, ngoài ra có thể làm cho các văn phòng công tác xã hôi tư nhân, hứa hẹn sẽ nở rộ tại Việt nam khi xã hội phát triển. Bạn học CTXH còn có nhiều cơ hội du học nước ngoài nếu bạn giỏi tiếng Anh. Các môn học cơ bản của ngành này là Tâm lý học, xã hội học, hành vi con người và môi trường xã hội, tham vấn, giáo dục và phát triển, CTXH với trẻ em, cá nhân và nhóm, nhân học, vấn đề xã hội và an sinh xã hội, sức khoẻ cộng đồng, tổ chức và phát triển cộng đồng, giới và phát triển… Học công tác xã hội, các bạn được đào tạo rất nhiều kỹ năng mềm, hiểu một cách khoa học về tâm sinh lý con người từ đó dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh xã hội cũng như bất kì môi trường công việc nào. Nếu không làm đúng ngành thì các bạn cũng rất dễ đi sâu vào các ngành như truyền hình truyền thông, báo chí, du lịch, tư vấn viên, giao dịch viên cho các công ty về Dược, Bất động sản. Qua đó cho thấy ngành CTXH rất đa dạng về nghề nghiệp, song bạn nên trau dồi thêm ngoại ngữ và thủ sẵn nhiều kỹ năng mềm. Hướng đi nào cho ngành công tác xã hội? có lẽ giờ bạn đã có thể có đáp án cho mình rồi.
Chúc bạn may mắn
Nguồn bài viết: http://chuthapdo.org.vn/huong-di-nao-cho-nganh-cong-tac-xa-hoi-tai-viet-nam
Comments